Giải đáp: Hình thức đầu tư PPP là gì và những vấn đề liên quan

Có rất nhiều hình thức đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, mỗi hình thức đầu tư đều mang lại lợi nhuận cho đôi bên. Song cùng, đầu tư theo hình thức PPP là một cách đầu tư khá hiệu quả mà các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Thế hình thức đầu tư PPP là gì và những vấn đề liên quan. Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

hinh thuc dau tu ppp la gi

Thế nào là đầu từ PPP?

PPP là viết tắt của thuật ngữ Public-Private Partnership, có nghĩa là đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Hợp đồng của hình thức đầu tư này thực hiện dựa trên cơ sở pháp lý của pháp luật Việt Nam giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, cung cấp dịch vụ công và vận hành dự án kết cấu hạ tầng.

Dựa vào các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ công được nhà nước thiết lập và tư nhân được khuyến khích cung cấp theo cơ chế thanh toán phù hợp chất lượng dịch vụ. Góp phần tối ưu hóa việc cung cấp dịch vụ công và hiệu quả đầu tư tốt hơn.

Để xác lập quan hệ đối tác được thực hiện thông qua hợp đồng ràng buộc về cơ sở pháp lý và cơ chế cụ thể khác, thỏa thuận chia sẻ các trách nhiệm liên quan để thực hiện, quản lý những dự án cơ sở hạ tầng có trong hợp đồng.

Thực trạng hình thức đầu tư PPP ở Việt Nam

Theo thống kê của Văn phòng hợp tác công tư trực thuộc Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Việt Nam đứng thứ 90 trên thế giới. Để đầu tư các dự án thì hằng năm nhà nước cần hơn 40 tỷ USD, nhưng vốn khả dụng chỉ ở 08 USD, vì vậy các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng vẫn chưa được triển khai do thiếu hụt về nguồn vốn rất lớn. Đây được xem là công cụ huy động nguồn lực vốn tư nhân trong và ngoài nước để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam hiện nay.

Những cơ sở hạ tầng được triển khai xây dựng nhờ hình thức đầu tư PPP như: Giao thông vận tải; trụ sở làm việc; năng lượng; nhà tái định cư, ký túc xá; Cấp nước, thoát nước, môi trường; giáo dục – đào tạo, chợ; văn hóa, thể thao, y tế; công trình kết cấu hạ tầng thương mại, khoa học công nghệ, khí tượng thủy văn; Khu kinh tế, khu công nghiệp,…

Lợi thế của hình thức đầu tư PPP

hinh thuc dau tu ppp

Tất cả các quốc gia trên thế giới đều chuyển dần sang đầu tư vốn tư nhân để cung cấp dịch vụ về năng lượng, điện, nước, giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Dưới đây là những lý do cần cho sự hợp tác với tư nhân:      

  • Nâng cao công tác phân phối, điều hành và quản lý dự án về cơ sở hạ tầng
  • Huy động tối ưu các nguồn lực (tài lực, vật lực, nhân lực,..) để đáp ứng nhu cầu của việc đầu tư phát triển hạ tầng.         
  • Tiếp cận và nắm bắt hiệu quả các công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới, nhất là trong lĩnh vực điện tử.       

Hình thức đầu tư PPP đang trở thành cơ chế chủ lực của chính phủ để phát triển cơ sở hạ tầng vằng vốn ngoài ngân sách nhà nước, với các lợi thế sau:

  • Tăng cường cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng từng địa phương, kỹ thuật của nhà nước, quốc phòng cần thiết.
  • Vận dụng hình thức PPP không yêu cầu chi tiền mặt lập tức, giảm được áp lực từ những chi phí thiết kế, xây dựng.
  • Cho phép chuyển nhượng nhiều rủi ro của dự án sang khu vực tư nhân.
  • Cho phép lựa chọn tốt hơn các thiết kế, xây dựng, vận hành và chất lượng cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng.

Hình thức thực hiện mô hình đầu tư PPP

Dưới đây là 5 hình thức đầu tư PPP phổ biến:

  • Mô hình thiết kế – xây dựng – tài trợ – vận hành viết tắt là DBFO. Tư nhân đứng ra xây dựng, tài trợ, quản lý dự án và vận hành công trình, nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
  • Mô hình nhượng quyền khai thác (Franchise), được nhà nước xây dựng và sở hữu, nhưng giao cho khu vực tư nhân triển khai vận hành và khai thác.
  • Mô hình xây dựng – vận hành – chuyển giao viết tắt là BOT, tư nhân quản lý, xây dựng và vận hành dự án giai đoạn đầu, sau đó chuyển giao cho nhà nước.
  • Mô hình xây dựng – chuyển giao – vận hành viết tắt BTO, công ty tư nhân xây dựng xong dự án, liên chuyển giao cho nhà nước, tuy nhiên công ty tự nhân vẫn được vận hành và khai thác công trình.
  • Mô hình xây dựng – sở hữu – vận hành viết tắt là BOO, công ty tư nhân quản lý, xây dựng cơ sở hạ tầng, được sở hữu và vận hành cơ sở hạ tầng.

Mô hình đầu tư hình thức PPP tại Việt Nam

Ngày 14/02/2015, chính phủ ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo đối tác công tư theo hình thức:

  • Hợp động xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (viết tắt BOT).
  • Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh  (viết tắt BTO)
  • Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (viết tắt BT)
  • Hợp đồng xây dựng – sở hữu –  kinh doanh (viết tắt BOO).
  • Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – thuê dịch vụ (viết tắt BTL). Hợp đồng này sau khi công ty tư nhân xây dựng, chuyển giao cho nhà nước, nhà nước cho quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho công ty tư nhân khoản nhất định.
  • Hợp đồng xây dựng – thuê dịch vụ – chuyển giao (viết tắt BLT. Hợp đồng này, nhà nước và công ty tư nhân xây dựng, sau khi xây xong công ty tư nhân được quyền cung cấp dịch vụ, vận hành, khai thác. Cơ quan nhà nước thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư. Đến thời hạn trong hợp đồng, công ty tư nhân chuyển giao toàn bộ cho nhà nước.
  • Hợp đồng kinh doanh – quản lý (viết tắt OM). Hợp đồng này được thỏa thuận giữa tư nhà nước và tư nhân để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong thời hạn nhất định được nêu cụ thể trong hợp đồng đã ký.

 dau tu ppp la gi

Trên đây là Giải đáp: hình thức đầu tư PPP là gì? và những vấn đề liên quan m à mình muốn chia sẻ đến bạn. Giờ đây, khi đã nắm bắt được mô hình đầu tư PPP, chắc hẳn bạn đã biết được mình cần làm gì để đầu tư xây dựng, tổ chức vận hành, khai thác cùng với cơ quan nhà nước. 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *