Cây Nguyệt Quế trong phong thủy: Đặc điểm, ý nghĩa cũng như cách để trồng

Cây Nguyệt Quế ở trong phong thủy chính là biểu tượng của chiến thắng và sự tài lộc giàu sang. Nó có hoa cùng với hương thơm vô cùng nồng nàn, có thể quyến rũ bất kỳ ai. Vậy cây Nguyệt Quế trong phong thủy có những đặc điểm gì, ý nghĩa của nó có gì đặc biệt? Hãy cùng tìm hiểu về loại cây phong thủy đặc biệt này qua bài viết dưới đây.

Cùng tìm hiểu về cây Nguyệt Quế trong phong thủy có đặc điểm gì

Với tên khoa học đầy đủ là Murraya paniculata thuộc chi Murraya, cây Nguyệt Quế có nguồn gốc chính là từ các nước châu Á nhiệt đới. Tại Việt Nam, nó thường xuất hiện tại ven sông, suối, hoặc là ở trong các khu rừng… Cây Nguyệt Quế hiện nay có 3 loại phổ biến đó chính là: lá nhỏ, lá lớn và lá nhỏ thân xoăn. Trong đó, loại cây có giá trị cao nhất chính là cây Nguyệt Quế lá nhỏ thân xoăn, bởi lẽ tính thẩm mỹ của nó mang lại vô cùng lớn. Là loài cây với thân gỗ cao từ 2 cho đến 6m, khi còn non thì cây sẽ có thân màu xanh, đến khi già thì sẽ chuyển sang nâu xám nhẵn bóng. 

Cây Nguyệt Quế trong phong thủy: Đặc điểm, ý nghĩa cũng như cách để trồng

Cây Nguyệt Quế có lá non và dài, nhọn, bóng, lá có hình bầu dục hẹp và chúng mọc xen kẽ nhau luồn theo thân cây. Hoa cây Nguyệt Quế có một nét tương đồng đặc biệt với hoa cam, quýt hay bưởi… Mỗi bông hoa Nguyệt Quế đều có 5 cánh màu trắng ở phía trên và có 5 đài màu xanh. Phía bên trong của hoa là 10 nhị hoa, 1 bầu nhụy có hình cầu ở trên đỉnh. Hoa mọc ra khắp từ nách lá và chủ yếu mọc thành cụm khoảng 8 bông và chúng tỏa ra hương thơm ngào ngạt. Hoa Nguyệt Quế chủ yếu là nở sau những trận mưa lớn vào cuối đông hoặc là đầu xuân. Hoa còn có khả năng kết thành hình quả trứng. Quả của cây rất mọng nước, thịt quả nạc và có màu đỏ thẫm với màu cam khi đã chín.

Ý nghĩa của cây Nguyệt Quế trong phong thủy là gì

Ngoài vẻ đẹp cũng như mùi hương ngào ngạt, cây Nguyệt Quế còn có những ý nghĩa trong phong thủy vô cùng độc đáo và đặc biệt:

Cây nguyệt quế có thể giúp xua đuổi tà khí

Theo phong thủy, cây nguyệt quế có một khả năng diệt trừ tà ma, xua đuổi tà khí rất mạnh, giúp bảo vệ gia đình tránh khỏi những điều xui xẻo trong cuộc sống. Trồng loại cây này trước cửa nhà còn có thể giúp cho gia đình gặp được nhiều may mắn. Hơn nữa, hương thơm ngào ngạt từ hoa cây nguyệt quế còn rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt là vào ban đêm, hương thơm ấy sẽ mang lại một cảm giác vô cùng dễ chịu và thư giãn. Lá của cây Nguyệt Quế còn được sử dụng để làm thuốc chống oxy hóa, có thể chữa được các bệnh viêm nhiễm và là một loại hương vị thơm ngon cho những bữa ăn…

Cây Nguyệt Quế còn chính là biểu tượng của chiến thắng

Từ thời Hy Lạp cổ đại ngày xưa, người ta đã sử dụng thân và cả hoa Nguyệt Quế để có thể tạo thành vòng Nguyệt Quế và trao tặng cho người chiến thắng trong một cuộc thi lớn nào đó. Những cuộc thi đấu lớn như Thia hay là Olympia của người cổ đại. Ngày nay, trong chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia thì những người chiến thắng sẽ luôn được trao tặng một chiếc vòng Nguyệt Quế Vinh Quang, vô cùng vinh dự và tự hào. Với hương thơm quyến rũ ngọt ngào cùng vẻ đẹp đơn sơ bình dị của mình, cây Nguyệt Quế đã trở thành biểu tượng của sự vinh quang và chiến thắng. Cây Nguyệt Quế trong phong thủy rất được ưa chuộng ở trong nội thất nhà cửa ngày nay, cũng vì sự mong muốn có nhiều thành công và gặp nhiều may mắn, tài lộc của gia chủ.

Cây Nguyệt Quế trong phong thủy: Đặc điểm, ý nghĩa cũng như cách để trồng

Kỹ thuật trồng cây Nguyệt Quế trong phong thủy là gì

  • Chiết cành: chọn những cành có bánh tẻ, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, đã ra hoa khoảng 1-2 năm cùng sự sinh trưởng tốt.
  • Giâm cành: dùng những khúc đoạn của cành bánh tẻ, vỏ nâu hoặc có màu xám. Sử dụng kích thích từ yếu tố sinh học để mà có thể kích thích cây ra rễ mới. Thời điểm để cắt giâm cành hợp lý nhất chính là vào tháng 6 đến tháng 8 hằng năm.
  • Ghép mắt: đây chính là phương pháp thông dụng nhất do nó vô cùng đơn giản, cây lại có thể nhanh phát triển. Chọn gốc ghép mọc thẳng, không có sâu bệnh, sau đó hãy tách mắt ghép có kích thước vừa phải để có thể ghép vào.
  • Gieo hạt: phương pháp này ít được dùng hơn cũng vì do xác suất nảy mầm của hạt không cao.

Cây Nguyệt Quế trong phong thủy: Đặc điểm, ý nghĩa cũng như cách để trồng

Cách để chăm sóc cây Nguyệt Quế trong phong thủy là gì

Chọn đất trồng cây theo đúng công thức sau: lấy loại đất phù sa, phân chuồng, xơ dừa, hoặc là mùn trấu theo đúng tỉ lệ 2:1:1:1 rồi sau đó trộn đều. Sau một thời gian trồng cây thì ta nên dùng phân bón cho cây khoảng 1-2 tháng một lần, có thể dùng 5-10g phân NPK 20-20-15 hoặc là 15-20g phân Dynamic, để mà có thể tăng được độ dinh dưỡng cho đất. Khi mà thấy cây kém tươi, nhiều rễ con trồi lên ở trên mặt đất và còn có hiện tượng nhuốm vàng cây, thì ta nên thay đất cho cây ngay. Cây nguyệt quế không phải là cây ưa sáng vì vậy khi trồng cần tránh ánh sáng trực tiếp hay cường độ ánh sáng cao. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây đó chính là 23-29 độ C. Có 2 bệnh cây hay gặp nhất ở cây đó chính là thối gốc và loét do vi khuẩn, vì vậy ta phải nên lưu ý và dùng những biện pháp nhanh chóng để ngăn gây hại cho cây sớm nhất.

Kết luận

Trên đây là những thông tin vô cùng cụ thể về cây Nguyệt Quế trong phong thủy, về đặc điểm cũng như những ý nghĩa mà nó mang lại. Hy vọng bài viết trên sẽ có thể giúp cho bạn hiểu rõ hơn về loại cây đặc biệt này cũng như cách để trồng và chăm sóc nó hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *