Hướng dẫn chi tiết các biện pháp thi công trần thạch cao khung chìm và khung nổi

Hiện nay, công nghệ sử dụng thạch cao trong xây dựng đã phát triển thành nhiều loại khác nhau nhằm đáp ứng được các nhu cầu sử dụng khác nhau của con người. Vì vậy, việc sử dụng hiệu quả và phù hợp loại vật liệu này mang ý nghĩa rất quan trọng giúp cho trần thạch cao vừa có thể đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật lẫn mỹ thuật. Bài viết sau sẽ hướng dẫn chi tiết về các biện pháp thi công trần thạch cao các loại để chúng ta cùng tham khảo.

Phân loại trần thạch cao bao gồm những loại nào

Trước khi chúng ta tiến hành quá trình thi công thạch cao thì cần tìm hiểu rằng trần thạch được chia làm 2 loại chính đó là: trần thạch cao khung chìm và trần thạch cao nổi (hay còn gọi là trần thả).

Trần thạch cao nổi vẫn hay được gọi là trần thạch cao thả – là hệ trần mà để lộ một phần của hệ thống khung xương, bề mặt được chia thành các ô vuông khoảng 600x600mm hoặc các ô chữ nhật  khoảng 600x1000mm bởi các thanh khung xương. Trần thạch cao nổi được cấu tạo từ những thanh khung xương nổi và tấm dùng để trang trí trên nền của tấm thạch cao. 

Trần thạch cao chìm còn được gọi là trần phẳng hay trần giật cấp là một trần thạch cao có hệ thống khung xương được giấu kín hoàn toàn, được cấu tạo từ những thanh khung xương trần chìm và các tấm thạch cao. Tùy vào từng loại trần thạch cao có cấu trúc nổi hay chìm mà chúng ta sẽ có biện pháp thi công trần thạch cao khác nhau.

Hướng dẫn hành thi công trần thạch cao nổi

thi cong tran thach cao noi

Biện pháp thi công trần thạch cao nổi được thực hiện thông qua một số bước sau:

Bước 1: Khảo sát hiện trường thực tại

  • Tiến hành đo đạc diện tích thi công để tính toán được lượng vật tư cần sử dụng
  • Chốt bản thiết kế với các chủ đầu tư để xác định được từng phần công việc và phân chia công việc một cách sao cho hợp lý, nhanh gọn.
  • Khảo sát và tính toán được các ảnh hưởng của môi trường có thể tác động đến hệ trần (đặc biệt là trong việc xử lý mái chống thấm và chống dột).

Bước 2: Tiến hành việc thi công

  • Kết hợp giữa thước dây và máy cân bằng laze để xác định độ cao của trần và đánh dấu các điểm lên tường, vách, cột. Sau đó, chúng ta tiến hành đóng các thanh V viền tường.
  • Khoan trần bể bắt được ti ren hoặc là liên kết bằng các dây thép để treo khung xương chính. Các khung xương chính này sẽ đi song song và cách nhau khoảng 100-120cm.
  • Các thanh phụ sẽ liên kết với thanh chính và sẽ chia bề mặt thành những ô nhỏ 60x60cm hoặc 60x120cm tùy thuộc vào các loại tấm sử dụng.
  • Tiến hành cân chỉnh lại các khung xương sao cho được đồng nhất tại mọi điểm và tiến hành thả các tấm.

Bước 3: Tiến hành khảo sát và nghiệm thu

  • Đo đạc và kiểm tra lại cao độ của trần tại nhiều điểm sao cho đồng nhất nhất.
  • Thu dọn lại hiện trường và bàn giao lại thành phẩm.

Hướng dẫn của quy trình thi công trần thạch cao chìm

 thi cong tran thach cao chim

Tương tự như trần thạch cao nổi thì biện pháp thi công trần thạch cao chìm cũng được thực hiện qua các bước như sau: 

Bước 1: Xác định được độ cao của trần

Lấy dấu các chiều cao của trần bằng các ống nivo hoặc là bằng máy laser. Đánh dấu các vị trí đó và búng mực lên trên vách hay cột để xác định được vị trí các thanh viền tường. Thông thường thì ta nên vạch số cao độ trần ở phần mặt dưới của tấm trần.

Bước 2: Cố định các thanh viền tường vào vách tường theo những cao độ đã được xác định

Dùng vít để bắt hoặc là đóng đinh với các khoảng cách không quá 3mm.

Bước 3: Xác định được điểm treo ty ren

  • Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo sẽ là 1000 mm. 
  • Khoảng cách từ các vách đến móc đầu tiên là 400mm.
  • Với các dàn bê tông, nên sử dụng khoan bê tông và khoan trực tiếp lên sàn.
  • Liên kết bằng những tacke đạn phi 7mm hoặc là 10mm.
  • Ty ren phi 7mm hoặc phi 10mm. Cắt theo các chiều dài phù hợp với cao độ của trần. Lắp ty ren vào tacke đạn rồi dùng búa đóng cột phụ kiện để đóng vào lỗ mà chúng ta đã được khoan sẵn trên sàn bê tông.

Bước 4: Tiến hành bố trí khung trần

Bố trí khung trần của những thanh chính sao cho phù hợp với các hướng bố trí của điểm treo, khoảng cách của các thanh chính phải được theo đúng như quy cách trong bản vẽ cấu tạo của hệ trần thạch cao chìm.

Bước 5: Lắp đặt những thanh chìm

  • Canh sao cho khoảng cách tối đa giữa các thanh chính được phù hợp với từng loại thanh. Thanh chính thì được treo vào các ty treo mà đã được cố định theo đúng những khoảng cách đã quy định.
  • Liên kết những thanh phụ vào những  thanh chính bằng các ngàm có sẵn ở trên thanh chính.
  • Cả thanh chính và thanh phụ đều cần phải được đóng cố định vào vách.

Bước 6: Tiến hành cân chỉnh lại khung trần

  • Cần phải cân chỉnh sao cho khung được ngay ngắn và mặt bằng khung phải thật phẳng.
  • Kiểm tra lại độ cao của trần bằng các ống Nivo hoặc là máy laser để độ chính xác được theo đúng cao độ của trần theo như trong thiết kế đã được duyệt.

Bước 7: Lắp đặt các tấm lên khung

  • Đặt tấm và chiều dài tấm theo đúng chiều vuông góc với các thanh phụ. Liên kết tấm vào khung bằng những vít và xiết sao cho đầu vít chìm hẳn vào mặt trong của bề mặt tấm. 
  • Sau khi đã hoàn thành việc lắp tấm thì chúng ta tiến hành vệ sinh sạch sẽ khu vực mình thi công, chuẩn bị bàn giao.

Lời kết 

Các biện pháp thi công trần thạch cao tùy thuộc vào mong muốn của khách hàng mà chúng ta có thể thi công nổi hoặc chìm. Mong rằng qua bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về quá trình thi công trần thạch cao và áp dụng chúng khi cần thiết nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *